
Substantiv – Danh từ trong tiếng Thụy Điển
Substantiv – Danh từ trong tiếng Thụy Điển là từ dùng để gọi tên người, vật, sự việc, tình trạng hay cảm xúc.
Ví dụ:
Klara – tên người
Bord (cái bàn) – vật
Födelsedag (sinh nhật) – sự việc
Framgång (sự thành công) – tình trạng
Glädje (sự vui mừng) – cảm xúc
1.Xét về thể
Danh từ trong tiếng Thụy Điển được sử dụng ở cả 2 thể Obestämd form và Bestämd form. Cụ thể:
a. Obestämd form – thể chưa xác định hoặc không xác định:
Dùng khi người nghe chưa biết rõ người hoặc vật đang được nhắc tới. Nghĩa là khi người và vật được nhắc đến lần đầu tiên.
Ví dụ:
Jag köpte en klänning igår. – Tôi mới mua một cái áo đầm hôm qua.
Vì người nghe chưa hề biết tới cái áo đầm, cũng là lần đầu tiên giới thiệu nên ta phải dùng ở thể không xác định: “en klänning”.
b. Bestämd form – thể xác định:
Dùng khi người nghe đã biết rõ người hoặc vật đang được nhắc tới.
Ví dụ:
Klänningen är blå. – Cái áo đầm ấy màu xanh.
Vì ở trên ta đã giới thiệu cái áo đầm đó với người nghe rồi nên họ biết rõ cái áo đầm nào. Do đó, ta dùng ở thể xác định “klänningen”.
2. Xét về dạng
Danh từ trong tiếng Thụy Điển có 2 dạng Singular – số ít (chỉ có một) và Plural – số nhiều (từ 2 trở lên).
3. Xét về nhóm:
Danh từ trong tiếng Thụy Điển được chia làm 5 nhóm, cách chia này phụ thuộc vào kết thúc của danh từ ở dạng số nhiều thể chưa xác định.
a. Nhóm 1: A => OR
Gồm các danh từ en-ord và kết thúc bằng chữ “a” ở dạng số ít. Ta phải thay “a” bằng “or” ở dạng số nhiều.
Ví dụ:
b. Nhóm 2: => AR
Gồm các danh từ en-ord và kết thúc bằng “-e”, “-el” ở dạng số ít, ta phải thay “e” bằng “ar” ở dạng số nhiều.
Trường hợp danh từ en-ord và kết thúc bằng “-l”, “-v”, “-ing”, “-dom” ở dạng số ít, ta cũng sẽ thêm “ar” ở dạng số nhiều.
Ví dụ:
c. Nhóm 3: => ER
Gồm các danh từ en-ord có nhiều hơn một nguyên âm và nhấn ở âm cuối khi đọc hoặc kết thúc bằng “-het”, “-tion”, “-när”, “-else”, “-ori” ở dạng số ít. Ta phải thêm “er” ở dạng số nhiều.
Ví dụ:
d. Nhóm 4: => N
Gồm các danh từ ett-ord kết thúc bằng một nguyên âm, ví dụ như “e” ở dạng số ít. Ta phải thêm “n” ở dạng chưa xác định số nhiều, thêm “a” ở thể xác định số nhiều.
Ví dụ:
e. Nhóm 5: Không thay đổi
Gồm các danh từ ett-ord kết thúc bằng một phụ âm, ta giữ nguyên ở dạng số nhiều, thêm “en” ở thể xác định số nhiều.
Ngoài ra, ở nhóm 5 còn bao gồm cả danh từ en-ord, kết thúc bằng “-are”, “-er” (thường là một ngành nghề nào đó) ở dạng số ít. Ta cũng phải giữ nguyên ở dạng số nhiều chưa xác định, thêm “na” ở thể xác định số nhiều.
Để hoàn thành bài viết này, mình đã tham khảo cuốn sách “Språkvägen – för sfi kurs D” trong bộ sách dưới đây.
Các bạn có thể mượn ở thư viện và luyện nghe qua các đoạn các đoạn văn tiếng Thụy Điển trong cuốn sách này tại đây. Các bạn cũng có thể đặt mua cuốn sách này tại đây nếu thấy nó thực sự cần thiết cho bạn.
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
1.Danh từ ở dạng không xác định số ít muốn chuyển sang xác định số ít thì quy tắc như thế nào?
Trả lời: Danh từ ở dạng không xác định số ít muốn chuyển sang xác định số ít thì ta nhớ quy tắc sau:
– Đối với danh từ en-ord, ta thêm “en”, đối với danh từ ett-ord ta thêm “et”.
Ví dụ:
En bild => bilden
Ett barn => barnet
Lưu ý:
Đối với các danh từ số ít kết thúc bằng nguyên âm, ví dụ như “a”, “o” hay “e”, ta chỉ cần thêm “n” đối với danh từ en-ord hoặc “t” đối với danh từ ett-ord.
Ví dụ:
En groda => grodan
Ett självförtroende => självförtroendet
Đối với một số danh từ số ít kết thúc bằng chữ “m” ta thêm “met” vào sau dạng số ít đã xác định.
Ví dụ:
Rum => rummet
2. Cho em hỏi khi nào đằng sau danh từ là “en” hoặc “et”. Có quy tắc gì cho”en”, “ett” không ạ?. Em bị rối.
Trả lời: Đây là câu hỏi mà đến thầy cô người Thụy Điển của mình cũng phải “Bó tay”. Vì chẳng có quy tắc nào. Mọi người chỉ biết khoảng 80% danh từ trong tiếng Thụy Điển là en-ord, 20% là danh từ ett-ord. Và muốn kiểm tra một danh từ thuộc nhóm en-ord hay ett-ord thì mình dùng từ điển Lexin online hoặc offline trên điện thoại đều được.
3. Vậy có phương pháp học hay cách học nào dễ nhớ không?
Trả lời:
Cách đơn giản nhất đó là học luôn en hay ett ở trước danh từ khi mới gặp. Thêm một phương pháp nữa mà người Thụy Điển hay nói là: “cái nào ít thì mình học”, nghĩa là cái nào là danh từ “ett – ord” thì chúng ta nên học và nhớ. Còn lại sẽ là “en – ord”.
Ví dụ:
En-ord: en kvinna, en pojke, en bild, en lägenhet, en stad,…
Ett-ord: ett bord, ett barn, ett kök, ett år, ett land, ett paraply, ett hus, ett tak, ett äpple, ett paron, ett yrke, ett rum, ett problem,…
Bản thân mình cũng học theo cách này. Nhưng mình luyện tập nhiều hơn một chút. Ví dụ: en bok – boken – min bok – den här boken (một quyển sách – quyển sách (đã xác định) – quyển sách của tôi – quyển sách này). Ett hus – huset – mitt hus – det här huset (một ngôi nhà, ngôi nhà (đã xác định) – ngôi nhà của tôi – ngôi nhà này)
Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo Video clip hướng dẫn phương pháp luyện tập cách nhớ và vận dụng vào giao tiếp hằng ngày
“När säger man en och när heter det ett?” qua Video clip của trường Urskola Thụy Điển tại đây.
Ngoài ra, các bạn có thể đọc thêm các nội dung về Ngữ pháp tiếng Thụy Điển như:
Pronomen – Đại từ trong tiếng Thụy Điển từ A tới Z tại đây.
Partikel verb – Cụm động từ trong tiếng Thụy Điển tại đây.
Bisats – Mệnh đề phụ trong tiếng Thụy Điển tại đây.
10 Hjälpverb trong tiếng Thụy Điển tại đây.
Huvudsats – Mệnh đề chính trong tiếng Thụy Điển tại đây.
Verb – Động từ trong tiếng Thụy Điển tại đây.
Oregelbundna verb – Động từ Bất quy tắc tiếng Thụy Điển tại đây.
Bảng chữ cái tiếng Thụy Điển, nguyên âm và phụ âm tại đây.
Ett-ord ordlista tại đây.
Prepositioner (Läge) – Giới từ chỉ vị trí tại đây.
Prepositioner (Känslor) – Giới từ chỉ cảm xúc tại đây.
Frågeord – Từ để hỏi trong tiếng Thụy Điển tại đây.

One Comment
Hieu Tran
Tack så mycket