
Tự học giao tiếp tiếng Thụy Điển – Phần 2
Đây là bài viết tiếp theo của loạt bài viết tự học giao tiếp tiếng Thụy Điển qua những từ và cụm từ người Thụy Điển thường hay sử dụng.
Nhằm giúp cho các bạn mới và đang học SFI có thêm vốn từ trong giao tiếp tiếng Thụy Điển là một trong những mong muốn lớn nhất của mình. Sau khi viết xong bài viết Một số từ và cụm từ người Thụy Điển thường sử dụng (Phần 1)/ thì mình nhận được rất nhiều lời cám ơn từ bạn đọc cũng như phản hồi từ các bạn rằng bài viết đã giúp ích cho các bạn rất nhiều trong việc học giao tiếp tiếng Thụy Điển. Khi bạn hiểu và biết cách sử dụng từ ngữ trong giao tiếp hằng ngày đa dạng hơn thì việc giao tiếp tiếng Thuỵ Điển sẽ trở nên hiệu quả hơn và cuộc nói chuyện sẽ trở nên bớt nhàm chám hơn rất nhiều. Chính vì thế mình quyết định viết bài Một số từ và cụm từ người Thụy Điển thường sử dụng (Phần 2) để cung cấp thêm cho các bạn vốn từ mà người Thụy Điển thường hay sử dụng trong giao tiếp.
Photo by Ben White on Unsplash
1. Plötslig – plötsligt – plötsliga: đột nhiên, đột ngột, bất thình lình
Ví dụ:
Första gången när de dejtade plötsligt tog han hennes hand. Plötsligt kände hon sig jättekonstig i hela kroppen. – Lần đầu tiên khi họ hẹn hò, bất thình lình anh ấy nắm lấy tay cô ấy. Đột nhiên cô ấy cảm thấy rất lạ khắp cả người.
2. Hel – helt – hela: toàn bộ, toàn thể, hoàn toàn, cả, khắp
Ví dụ:
Jag håller helt med dig. – Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn.
Hon går ut med sin mamma hela dagen. – Cô ấy ra ngoài (đi chơi) với mẹ cả ngày.
Lưu ý: hela dagen = hela dan. Bạn bè và đồng nghiệp người Thụy Điển của mình thường hay nói ngắn gọn là “hela dan”.
Sverige är en av de bästa länderna att leva i hela världen. – Thụy Điển là một trong những quốc gia tốt nhất để sống trên khắp thế giới.
3. Krya på dig! : Sớm khoẻ lại nhé!
Câu này thường được sử dụng khi ai đó bị bệnh và bạn muốn thể hiện rằng bạn thực sự quan tâm tới sức khoẻ của người đó và mong người đó mau chóng khoẻ lại hoặc sớm bình phục.
4. Stackars sig! : Tội nghiệp ai đó! (thật đáng thương)
Ví dụ:
Åh! Du är så hungrig, eller hur? Stackars min lilla katt. – Oh! Mày đói lắm rồi, phải không? Tội nghiệp con mèo nhỏ của tôi.
Jag förlorade mitt jobb eftersom företaget gick i konkurs. – Stackars dig! – Tôi đã mất việc vì công ty phá sản. – Tội nghiệp bạn quá!
5. Omedelbart: Ngay lập tức
Ví dụ:
Om du vill sova bra bör du sluta tänka på negativa saker omedelbart! – Nếu bạn muốn ngủ ngon, bạn nên ngừng suy nghĩ về những điều tiêu cực ngay lập tức!
Stäng fönstret omedelbart! Annars kommer du att få en förkylning. – Hãy đóng cửa sổ ngay lập tức! Nếu không, bạn sẽ bị cảm lạnh đấy.
6. Jag måste dra nu! : Tôi phải đi ngay bây giờ!
Câu này sử dụng trong trường hợp bạn đang rất gấp và phải đi ngay lập tức, không thể nán lại thêm được nữa.
Trường hợp bạn phải đi ngay, nhưng không có hẹn trước thì bạn chỉ cần nói bình thường là “Jag måste går” – Tôi phải đi đây.
7. (Alldeles) strax: sớm, ngay, chẳng bao lâu nữa, sắp
Ví dụ:
Jag är tillbaka alldeles strax. – Tôi sẽ quay lại ngay lập tức.
Jag kommer alldeles strax. – Tôi sẽ đến ngay lập tức.
Vi kan träffas strax efter fem. – Chúng ta có thể gặp nhau ngay sau năm giờ.
8. Låt mig prata till punkt! : Để tôi nói hết (xong) đã.
Ví dụ:
Sixten! Låt honom prata till punkt! – Sixten! Để anh ấy nói xong đã.
9. Prata i mun på varandra. : Tranh nhau/ Đua nhau/ Thi nhau nói.
Ví dụ:
Man får inte prata i mun på varandra. Man måste låta sin vän prata till punkt. – Chúng ta không được giành nhau nói. Chúng ta phải để cho bạn mình nói xong đã.
10. Vad händer? /Vad är det som har hänt?: Có chuyện gì vậy?, Chuyện gì đang xảy ra thế này? /Chuyện gì đã xảy ra vậy?
Dùng để hỏi khi bạn muốn biết điều gì đó đang hoặc đã xảy ra một cách cụ thể, chi tiết.
11. Hur gick det?: Sao rồi?, Chuyện đó sao rồi?, Bạn có sao không?
Ví dụ: Khi mình làm ở trường mầm non, lúc các bé vô tình bị ngã thì mình thường hay hỏi:
Hur gick det? – Det gick bra! – Con có sao không? – Không sao cả.
12. Riktig – riktigt – riktiga: thực sự, đích thực
Ví dụ:
Jag vet inte på riktigt vad det betyder. Kan någon förklara för mig? – Tôi thực sự không biết nó có nghĩa là gì. Ai đó có thể giải thích cho tôi được không?
Riktiga vänner är de som bryr sig om dig och vet exakt vad du vill utan att behöva säga det. – Những người bạn thực sự là những người quan tâm đến bạn và biết chính xác những gì bạn muốn mà không cần phải nói ra.
13. Viktig – viktigt – viktiga: quan trọng
Ví dụ:
Att lära sig svenska är viktig om man vill kommunicera med de andra effektivt. – Học tiếng Thụy Điển rất quan trọng nếu bạn muốn giao tiếp hiệu quả với những người khác.
Du borde ge din tid för dem som är viktiga i ditt liv. – Bạn (đã) nên dành thời gian cho những người quan trọng trong cuộc sống của mình.
14. Faktisk – faktiskt – faktiska = verkligen: thật, có thật, thật sự, thực tế
Ví dụ:
Jag gillar dig faktiskt! – Tôi thực sự thích bạn.
Den är faktiskt god. – Nó thực sự ngon lắm.
Jag tror faktiskt att filmen är väldigt intressant. – Tôi thực sự tin là bộ phim rất thú vị.
15. Tack och lov… : Tạ ơn trời, thật may, may quá, may mắn thay
Ví dụ:
Tack och lov att jag har dig i mitt liv. – Tạ ơn trời/ Thật may mắn khi em có anh trong cuộc đời.
Tack och lov att ni tycker om min webbsida. – Tạ ơn trời vì các bạn yêu thích trang web của mình.
16. Lov : sự cho phép, kỳ nghỉ, nghỉ lễ
Ví dụ:
Får jag lov? – Tôi có được phép nhảy cùng bạn được không?
Câu này mình nhớ như in vì xem phim hoạt hình Snögubben – Ông già tuyết của Thụy Điển. Trong phim, ông già Tuyết mời người yêu là chị Spis – bếp lò nhảy vào mỗi buổi tối trước khi ông già tuyết tan chảy.
Jag behöver be mamma om lov att stanna hos dig i kväll. – Tôi cần phải xin phép mẹ ở lại nhà bạn tối nay.
Lưu ý: Ở đây “be om lov” nghĩa là xin phép.
Ngoài ra, chúng ta thường gặp các chữ lovdag – ngày nghỉ, lov – kỳ nghỉ, påsklov – kỳ nghỉ lễ phục sinh, sommarlov – kỳ nghỉ hè, jullov – kỳ nghỉ lễ giáng sinh.
17. be om hjälp : yêu cầu giúp đỡ, nhờ giúp đỡ, xin được giúp đỡ
Ví dụ:
Jag vill be dig om hjälp just nu. – Tôi muốn nhờ bạn giúp đỡ ngay bây giờ.
Thể hiện sự lịch sự và bạn thực sự rất mong người nghe sẽ giúp đỡ mình. Trong câu nói này có sự ngại ngùng nhất định và bạn muốn hỏi trước khi nhờ. Có đôi khi nó là một sự năn nỉ, cầu xin được giúp đỡ. Thay vì nói một cách trực tiếp “Kan du hjälpa mig?” – Bạn có thể giúp tôi được không?
18. be om ursäkt : xin lỗi, tạ lỗi
Ví dụ:
Jag ber om ursäkt för det misstaget. – Tôi xin lỗi vì sai lầm đó.
Hon vill be mig om ursäkt för hennes beteende igår. – Cô ấy muốn xin lỗi tôi vì hành vi của cô ấy ngày hôm qua.
19. Vart tog du vägen? – Bạn đã đi đâu thế?, Bạn đi đâu (mất tiêu) rồi?
Câu này có thể dùng khi bạn đang nói chuyện với ai đó, quay đi quay lại thì người đó biến đi đâu mất tiêu.
20. Fattar du? : Bạn rõ chưa?, Bạn hiểu chưa?, Bạn có nắm được không?
Ví dụ:
Kan du fatta vad jag menar? – Ja, det fattar jag. – Bạn có hiểu ý tôi không? – Có, tôi hiểu.
Để tự học thêm những từ và cụm từ trong giao tiếp tiếng Thụy Điển các bạn có thể xem thêm các bài viết của mình như:
Cách đặt câu hỏi từ 20 từ để hỏi – Frågeord tại đây.
40 câu giao tiếp tiếng Thụy Điển cơ bản nhất tại đây.
Từ và cụm từ người Thụy Điển thường sử dụng – Phần 2 tại đây.
Từ và cụm từ người Thụy Điển thường sử dụng – Phần 3 tại đây.
160 câu và từ vựng trong giao tiếp ngành Nail tại đây.
100 câu giao tiếp trong nhà hàng tại đây.
75 câu giao tiếp và từ vựng về sức khoẻ tại đây.
Ngoài ra, bạn có thể tự học thêm các nội dung sau đây:
Bắt đầu tìm hiểu về Ngữ pháp tiếng Thụy Điển tại đây.
Tìm hiểu về các Phương pháp học tiếng Thụy Điển nhanh nhất tại đây.
Học một số từ vựng tiếng Thụy Điển tại đây.
Học qua Hạt giống tâm hồn tiếng Thụy Điển tại đây.
Ngoài ra, đối với các bạn đã có kiến thức cơ bản về tiếng Thụy Điển thì các bạn có thể xem bài viết “10 mẹo học tiếng Thụy Điển nhanh nhất” của mình tại đây.
Xem bài viết 10 bài học căn bản đầu tiên cho người mới bắt đầu học tiếng Thụy Điển, với những Video Clip chuẩn tiếng Thụy Điển tại đây.
Mình xin được gửi lời cám ơn tới chị Jenny Vo luôn thường xuyên trao đổi với mình những cách hiểu khác nhau về ý nghĩa của từ và cụm từ để cùng nhau tiến bộ. Bên cạnh đó, mình cũng xin cám ơn bạn Minh Châu đã đem đến cho mình những câu hỏi thú vị để từ đó hai chị em có thể tìm ra thêm những từ và cụm từ hay gặp khi giao tiếp với các bạn Thụy Điển. Mình rất vui và thực sự cảm động khi bạn chủ động muốn đóng góp một số câu cho bài viết, dẫu rằng bạn ấy mới chỉ qua Thụy Điển 5 tháng thôi.
Đón đọc Phần 3 trong thời gian tới các bạn nhé! Các bạn có thể đóng góp thêm cho nội dung Phần 3 bằng cách để lại bình luận ngay dưới bài viết này, hoặc gửi tin nhắn inbox trên trang Facebook Học tiếng Thụy Điển đơn giản. Cám ơn các bạn rất nhiều.


4 Comments
Tuyet
Em chào chị! Chị ơi cho hỏi làm thế nào để mình viết văn bằng tiếng thụy điển hay ạ, có mẹo nào hay gì không ạ! em cám ơn 🙂
Karin Nga Do
Chào bạn!
Nếu bạn muốn khả năng viết tiếng Thụy Điển của mình được tốt thì bạn cần phải chuẩn bị cho mình một số điều như sau:
– Đầu tiên là vốn từ vựng, vì khi bạn muốn viết một điều gì đó hiển nhiên bạn phải có vốn từ vựng nhất định để có thể trình bày được hết ý của mình. Và để có vốn từ vựng thì bạn phải tự học và tích lũy từ từ.
– Thứ hai là cấu trúc ngữ pháp tiếng Thụy Điển, vì khi bạn muốn cải thiện khả năng viết của mình rồi thì cấu trúc ngữ pháp là điều bạn nên chú ý. Đặc biệt, theo kinh nghiệm của mình thì khi thi các bài thi SFI và SAS thì thang chấm điểm có mục kiểm tra cấu trúc câu của bạn về ngữ pháp và khả năng sử dụng cấu trúc Bisats của bạn nhiều hay ít.
– Tiếp đến là bạn phải chuẩn bị cho mình cấu trúc viết hợp lý, nghĩa là phải có mở bài – thân bài – kết luận. Thường trước khi mình viết thì mình dùng Sơ đồ tư duy để phác thảo tóm tắt ra hết ý mình muốn trình bày một vấn đề gì đó, sau đó mới bắt đầu viết. Đơn giản hơn thì bạn có thể gạch đầu dòng những điều bạn muốn viết trước khi viết. Sau khi viết xong rồi thì nên kiểm tra lại.
– Cuối cùng cũng không kém phần quan trọng, đó làn muốn viết văn hay dù là tiếng Việt hay tiếng Thụy Điển thì nó còn phụ thuộc vào khả năng của mỗi người, nếu mình xét đến độ bay bổng, tính thuyết phục. Thêm vào đó, nếu là một bài về trình bày các vấn đề gây tranh cãi, có nhiều ý kiến trái chiều thì khi viết mình nên phân tích ở nhiều khía cánh, nhiều mặt khác nhau. Bên cạnh đó, việc tham khảo tài liệu và đưa ra dẫn chứng cụ thể với nguồn tài liệu đáng tin cậy để tăng thêm tính thuyết phục của vấn đề sẽ là một điểm cộng dành cho những bạn học ở trình độ SAS trở lên.
Hien
Chào bạn. Mình theo dõi rất nhiều bài viết của bạn và mình rất ngưỡng mộ bạn. Mình rất muốn học nhưng không hiểu sao mình vẫn chưa tìm được phương pháp học hợp lí. Bạn có thể giúp mình làm giáo viên dạy online một thời gian được không? Mình đang làm việc bên finland.cám ơn bạn
Karin Nga Do
Cám ơn bạn đã theo dõi các bài viết của mình, mình cảm thấy rất vui. Cho mình hỏi bạn đã từng học khoá học tiếng Thụy Điển nào chưa? Và bạn đang ở trình độ nào rồi?